Phân loại chất thải tại nguồn là trong những hành động góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc làm này không hề dễ, nhiều địa phương đã dành cả thập kỷ để thực hiện nhưng kết quả không như kỳ vọng. Nhằm triển khai phân loại rác tại nguồn hiệu quả, Luật BVMT năm 2020 đã đưa ra những quy định mang tính đột phá, đề ra lộ trình và huy động các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội cùng vào cuộc.
Trong nội dung này công ty Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt sẽ chỉ rõ tầm quan trọng việc phân loại rác, xử lý rác ….
Phân Loại rác thải Sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt hiện nay được chia thành 03 loại chính: Rác hữu cơ, Rác vô cơ và Rác tái chế. Trong đó:
Rác hữu cơ:
- Là loại rác dễ dàng phân hủy, có khả năng đưa vào sử dụng cùng với các loại chế phẩm vi sinh để sản xuất phân bón hoặc có thể làm thức ăn cho động vật.
- Nguồn gốc: là từ các phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần sử dụng để chế biến thức ăn cho con người, hoặc thực phẩm thừa, hư hỏng không thế sử dụng, các loại lá cây, hoa, cỏ.
Rác vô cơ
- Là các loại rác không thể sử dụng được nữa và cũng không thể tái chế mà chỉ còn phương pháp xử lý đó là đốt hoặc chôn lấp.
- Nguồn gốc rác vô cơ là các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng được, các loại bao bì, vỏ hộp không thể tái chế, các loại túi ni lông thường được bỏ đi sau quá trình sử dụng như: đựng hộp sữa, thực phẩm, những vật dụng, thiết bị trong nhà.
Rác tái chế:
- Là các loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào sản xuất, tái chế thành các sản phẩm có thể sử dụng được nhằm mục đích con người.
- Rác tái chế thường là các chất vô cơ như: giấy thải, các loại vỏ hộp chai, lọ, vỏ lon thực phẩm, kim loại
Các phương pháp xử lý rác thải bạn nên biết
Chôn lấp hợp vệ sinh
Mỗi một địa bàn sẽ có khu chôn lấp vệ sinh riêng, rác thải được rải thành từng lớp, san ủi và phun thuốc, hóa chất để tăng tính hiệu quả, kích thích quá trình tự phân hủy. Tiếp theo là rắc vôi, lấp đất và san lấp mặt bằng. Tuy nhiên, việc này tốn khá nhiều thời gian và diện tích đất nên chỉ phù hợp với những nước chưa áp dụng công nghệ
Thiêu đốt
Nếu không có nhiều diện tích đất chôn lấp thì thiêu đốt trong nhiệt độ cao từ 1.000 – 1.100 độ C trước khi thải ra môi trường là cách tốt nhất. Tại các nước tiên tiến, rác thải sau khi bị thiêu đốt có thể được tận dụng để phát điện. Tuy nhiên việc đầu tư chi phí cho nhà máy rất lớn nên nước ta chưa phát triển nhiều về cách thức này.
Chế biến rác thải thành compost
Có hai hình thức chế biến rác thải là tập trung và hộ gia đình. Đối với hình thức chế biến tập trung, rác sẽ được phân loại riêng và nghiền, ủ tạo phân vi sinh phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp. Nhưng vì chi phí cao và yêu cầu vốn lớn nên quy mô này không phát triển nhiều ở nước ta. Hầu hết các gia đình ở nông thôn Việt Nam đều áp dụng hình thức chế biến rác thải thành phân compost theo quy mô nhỏ. Rác hữu cơ sau quá trình phân hủy sẽ tạo ra phân compost có tác dụng làm thức ăn cho cây trồng và giữ độ phì nhiêu cho đất.
Trên đây là những thông tin cụ thể về việc phân loại rác cũng như các cách xử lý rác thải phổ biến nhất hiện nay, bạn hãy áp dụng ngay vào đời sống thực tế để bảo vệ môi trường sống của mình nhé.